ASRock H81M hỗ trợ Core i3, i5, i7

ASRock H81M theo đánh giá của Gamek.vn

Với ASRock H81M-G, bạn hoàn toàn có thể build một cấu hình phổ thông hay trung cấp chạy Pentium hoặc Core i3, sau đó thư thả nâng cấp dần dần lên Core i5, i7 hay thậm chí tha hồ ép xung tĩ tã.

  • Chiêm ngưỡng mẫu ý tưởng chiếc máy hút bụi thần kì từ Electrolux
  • ASrock ra mắt bo mạch chủ X99 “hàng khủng”
  • GizmoSphere giới thiệu bo mạch chủ Gizmo 2
  • Bo mạch chủ ASRock Z97 Pro4: Giá đẹp ép xung ngon
  • Biostar ra mắt bo mạch chủ mới thuộc Hi Fi series

Mặc dù hỗ trợ cả Core i5, Core i7 lẫn Xeon nhưng có một luật bất thành văn trong đầu người dùng: Main H81 chỉ nên đi với Pentium và Core i3. Đây là quan điểm đúng đắn bởi các main H81 đều chỉ trang bị linh kiện phù hợp với các CPU phổ thông có điện năng tiêu thụ thấp, còn nếu muốn chạy CPU cao cấp hơn người dùng nên hướng tới B85, H97 hoặc Z97.

Tuy nhiên mới đây ASRock Việt Nam đã nhập về một mã sản phẩm phá vỡ quan điểm ấy. Đó là H81M-G – một bo mạch chủ phân khúc phổ thông nhưng “la liếm” lên cả trung cấp lẫn cao cấp nhờ sự bổ sung mạnh về linh kiện.

Với giá 1.450.000 VNĐ, ASRock H81M-G có giá cao hơn các mã H81 khác của chính họ. Vậy hãy xem đổi lại chúng ta có thêm những gì.

ASRock H81M

Thiết kế & linh kiện

Đối với một sản phẩm phổ thông, vỏ hộp của H81M-G cũng khá là ưng mắt.

ASRock H81M

Sản phẩm MADE IN VIETNAM chứ không phải China.ASRock  H81M-G được sản xuất tại nhà máy của ASRock đặt tại Bình Dương – nơi cung cấp 30% sản lượng toàn cầu của ASRock.

ASRock H81M

Phụ kiện đi kèm gồm sách hướng dẫn, đĩa cài driver, 2 cáp SATA 3 6 Gbps và miếng chặn main.

ASRock H81M

Dù là phân khúc H81 phổ thông nhưng ASRock  H81M-G nhìn khá chất với tông đỏ – đen được ưa chuộng thời gian gần đây. Hơi tiếc là board mạch vẫn dùng màu nâu, nếu đen luôn thì quá đẹp.

ASRock H81M

Board mạch cứng cáp dày dặn, được làm từ sợi thủy tinh chống ẩm, bền hơn trong môi trường nóng ẩm của Việt Nam.

ASRock H81M
ASRock H81M

Lúc đầu nhìn tưởng ASRock  H81M-G có 5 phase điện, nhưng thực ra chỉ là 4 mà thôi. Còn 1 cuộn cảm thứ 5 thực ra là để lọc nhiễu cho điện vào CPU.

Nguồn vào CPU là đầu 8 pin, chứng tỏ ASRock định hướng cho sản phẩm của họ chạy cả các CPU TDP cao như Core i5, i7 hay Xeon.

ASRock H81M

Không chỉ nhiều phase, chú ngựa ô này còn được trang bị cả tản nhiệt mosfet nữa. Tất nhiên với giá như thế này thì không thể yêu cầu đẹp được. Tuy thế, tản nhiệt khá cao và được xẻ rãnh kỹ càng để tăng diện tích tiếp xúc với không khí, hướng tới hiệu quả giải nhiệt chứ không phải để trang trí.

ASRock H81M

Tản nhiệt chipset cũng vậy, được làm cao hơn so với các main H81 khác.

ASRock H81M

Cứ tưởng 4 phase điện trên một bo mạch chủ giá chưa tới triệu rưỡi thì ASRock sẽ sử dụng mosfet 3 chân cho rẻ. Nhưng không! Họ trang bị 2 mosfet trở kháng thấp cho mỗi phase điện. Các mosfet này có mã 8300DL – là loại được dùng trên một số bo mạch chủ dòng Gaming KILLER.

ASRock H81M

2 khe RAM được sơn màu đỏ tươi, cấp điện bởi 2 phase điện, hỗ trợ XMP Profile. Đối với main H81 thì dù có cắm i5 hay i7 cũng chỉ kích hoạt được xung RAM 1600 MHz là cao nhất. Rất ngạc nhiên là các khe RAM này đều được mạ vàng 15μ chống nhiễu, chống oxy hóa – điều chỉ thấy ở phân khúc trung cấp và cao cấp.

ASRock H81M

Ngoài khe PCIe x16 sơn đỏ xuyệt tông, ASRock trang bị thêm cho sản phẩm 3 khe PCIe x1 nữa dành cho các thiết bị như soundcard, wifi card hay SSD PCIe x1. Khe PCIe x16 cũng được mạ vàng 15μ.

ASRock H81M

Ngay bên dưới pin Cmos là một jumper clear Cmos. Nếu OC hỏng, người dùng không cần phải tháo pin mà chỉ cần đổi chân jumper này là reset được Bios.

ASRock H81M

2 cổng SATA3 6 Gbps màu đỏ và 2 cổng SATA2 3 Gbps được đặt ở góc dưới bên phải của main. Do kích thước Micro ATX chiều rộng hẹp, cả 4 cổng SATA đều phải xoay dọc ra. ASRock H81M-G sử dụng lại board mạch của một main B85 khác nên thừa ra 2 cổng chờ cho SATA3. Có điều tôi hơi thắc mắc sao họ không bỏ 2 cổng trên mà lại bỏ 2 cổng giữa, nhìn hơi bất hợp lý.

ASRock H81M

H81M-G sử dụng chip audio ALC662. Điều đáng kể là âm thanh sau khi được giải mã sẽ được khuếch đại bởi TI NE5532 – chip amp sử dụng trong giải pháp âm thanh Purity Sound cao cấp trên các bo mạch chủ ASRock Gaming KILLER. Kết hợp với đó là 4 tụ audio chuyên dụng của ELNA.

ASRock H81M

Các cổng giao tiếp ở mặt sau gồm: 2 cổng PS/2 dành cho chuột và bàn phím, 2 cổng xuất hình DVI và Dsub, 4 cổng USB 2.0, 2 cổng USB 3.0 và cụm cổng audio. Đáng chú ý là trong số này có 1 cổng Ultra USB Power lấy điện từ rail 12V (giảm áp xuống 5V) thay vì từ rail 5V, có khả năng cấp dòng tới 2,6A – tha hồ sạc smartphone và tablet.

ASRock H81M

Cấu hình thử nghiệm

Bo mạch chủ: ASRock H81M-G

Bộ xử lý: Intel Core i5-4670K

Bộ nhớ trong: 2x 4 GB Kingston HyperX T1

Card đồ họa: Gigabyte GTX 960 WindForce 2X OC

Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB

PSU: Seasonic X660

Góc test phần cứng của GenK:

ASRock H81M

Hiệu năng

Trong phần này tôi sẽ thử nghiệm với 4 phần mềm:

– 3DMark Vantage và 3DMark 11: Hai trình benchmark hiệu năng hệ thống và hiệu năng CPU thông dụng.

– Cinebench R15: Trình benchmark đánh giá khả năng render.

– Excel 2013: Đây là phần mềm văn phòng được sử dụng hàng ngày. Trong test này tôi vẽ biểu đồ từ 13000 số liệu và đo lại thời gian hoàn thành.

ASRock H81M

Với 4 phase điện và chân nguồn 8 pin cho CPU, ASRock định hướng cho H81M-G tất tật từ Pentium, Core i3 cho đến Core i5, Core i7. Tôi sẽ test với Core i5-4670K. Cứ cao cấp mà chơi.

Kết quả 3DMark Vantage. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả 3DMark 11. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả Cinebench R15. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả Excel 2013. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Ép xung bằng tính năng non-Z OC

Không phụ kỳ vọng, tính năng non-Z OC trên H81M-G hoạt động hoàn chỉnh. Main cung cấp 5 profile ép xung sẵn: 4,0 GHz; 4,2 GHz; 4,4 GHz; 4,6 GHz và 4,8 GHz.

ASRock H81M

Ba mức đầu tiên đã quá quen thuộc rồi, nên tôi thử luôn 4,6 GHz. Hệ thống hoạt động trơn tru hoàn hảo.

Kết quả 3DMark Vantage: Hiệu năng tăng lên 26%. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả 3DMark 11: Hiệu năng tăng lên 19%. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả Cinebench R15: Hiệu năng tăng lên 24%. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả Excel 2013: Hiệu năng tăng lên 20%. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Ép xung bằng tay OC: 4,7 GHz – Vcore 1,31V

Mức 4,8 GHz không lên được do giới hạn về tản nhiệt. Các CPU socket 1150 rất khó ép xung cao do quá nóng, từ 4,8 GHz trở lên phải tản nhiệt thật xịn mới chịu được. Do vậy tôi chốt hạ bài test OC đối với ASRock H81M -G bằng mức 4,7 GHz.

Kết quả 3DMark Vantage. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả 3DMark 11. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả Cinebench R15. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết quả Excel 2013. Bấm vào đây để xem ảnh kích thước lớn.

ASRock H81M

Kết luận

Có một sự nhồi nhét không hề nhẹ ở ASRock H81M-G. Có rất nhiều linh kiện và tính năng thuộc phân khúc cao hơn được ASRock trang bị ngược cho sản phẩm này:

– 4 phase điện.

– Mosfet trở kháng thấp cùng loại với một số main KILLER.

– Tản nhiệt mosfet đầy đủ.

– Ép xung hoàn hảo như main Z97 thực thụ.

– Các khe RAM và PCIe x16 mạ vàng 15μ.

– Cổng Ultra USB Power cấp dòng 2,6A sạc điện thoại và tablet rất nhanh.

– Chip amp TI NE5532 cải thiện âm trường, tăng dải bass.

– Tụ audio ELNA chuyên dụng.

– Bo mạch làm từ sợi thủy tinh chống ẩm.

– Trang bị tính năng Full Spike Protection chống nhiễu từ trường, chống sét đánh.

Điều người dùng lăn tăn nhất khi chọn mua ASRock  H81 là sẽ phải thay main khi nâng cấp CPU cao cấp hơn. ASRock H81M -G hoàn toàn không vướng phải nhược điểm đó. Bạn hoàn toàn có thể build một cấu hình phổ thông hay trung cấp chạy Pentium hoặc Core i3, sau đó thư thả nâng cấp dần dần lên Core i5, i7 hay thậm chí tha hồ ép xung tĩ tã. Main hỗ trợ ép xung tới tận răng, chỉ cần vài cái click chuột là có thêm 20 -> 25% hiệu năng ngon ơ.

Tuy nhiên, ASRock  H81M -G chưa phải là hoàn hảo. Vị trí của 2 cổng SATA2 3 Gbps hơi bất hợp lý, sẽ bị cấn cáp SATA nếu bạn sử dụng VGA dài.

Với giá 1.450.000 VNĐ, ASRock H81M -G đáng để xem xét cho cấu hình phân khúc phổ thông. Thậm chí sản phẩm còn có thể len lỏi lên phân khúc trung cấp và cao cấp, giảm chi phí bo mạch chủ để tối ưu vào card đồ họa hay bộ xử lý.

ASRock H81M

Đánh giá ASRock H81M -G ( Theo Gamek.vn)

Để nâng cấp linh kiện máy tính tận nhà hoặc cần sửa chửa máy tính liên hệ Sửa máy tính tại nhà TPHCM

Hotline: 0126 476 0567

Mail: suamaytinh47@yahoo.com

Skype :0126 476 0567 

Leave a Reply

Call Now Button